Cách làm sữa chua bằng nồi nấu chậm Bear nghe có vẻ lạ nhưng thành phẩm cho ra lại cực kỳ ưng ý. Chỉ với vài 6 bước đơn giản, bạn đã có mẻ sữa chua sánh mịn, ngon mà tiết kiệm công sức hơn rất nhiều so với cách ủ truyền thống. Tham khảo cách làm trong bài viết này nha!
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu làm sữa chua
- Sữa tươi không đường: 1 lít
- Sữa đặc: 200g (tùy khẩu vị có thể thêm hoặc giảm)
- Sữa chua cái: 1 hộp (100ml) – chọn loại sữa chua không đường để làm men
Bước 2: Khử trùng thố sứ
Để đảm bảo vệ sinh và tránh sữa chua bị nhiễm khuẩn, bạn nên khử trùng thố sứ trước khi ủ. Bạn có thể thực hiện bằng cách rót nước sôi vào thố sứ, lắc đều sau đó đổ nước đi.
Bước 3: Pha hỗn hợp sữa chua
- Cho sữa tươi không đường vào thố sứ của nồi nấu chậm Bear
- Tiếp theo, cho sữa chua cái vào thố sứ.
- Dùng thìa khuấy nhẹ nhàng sao cho sữa chua cái tan hoàn toàn vào sữa tươi. Lưu ý khuấy theo một chiều để tránh tạo bọt khí.
- Thêm sữa đặc vào hỗn hợp sữa.
- Tiếp tục khuấy đều cho sữa đặc hòa tan hoàn toàn vào sữa tươi.
Bước 4: Chuẩn bị nồi nấu chậm Bear
- Đổ nước vào thân nồi nấu chậm Bear đến vạch Max.
- Đặt thố sứ chứa hỗn hợp sữa chua đã pha vào nồi.
- Đậy nắp nồi và cắm điện.
Bước 5: Ủ sữa chua bằng nồi nấu chậm Bear
- Nhấn nút “Chức năng|Hủy” để chọn chế độ “Giữ ấm”.
- Ủ sữa chua trong 30 phút, sau đó tắt nồi và rút phích cắm điện.
- Tiếp tục ủ sữa chua trong vòng 8 – 12 tiếng.
*Mẹo hay khi ủ sữa chua với nồi nấu chậm:
Thời gian ủ sữa chua ảnh hưởng đến độ chua và kết cấu của sữa chua. Ủ càng lâu, sữa chua sẽ càng chua. Tùy vào khẩu vị muốn ăn chua nhẹ, chua vừa hay chua để chọn thời gian ủ phù hợp. Tham khảo bảng dưới đây để xác định thời gian ủ phù hợp với khẩu vị của gia đình bạn.
Chất lượng sữa chua | Thời gian ủ |
Sữa chua mềm mịn, vị ngọt nhẹ, ít chua | 6 tiếng |
Sữa chua có độ đặc vừa phải, vị chua nhẹ vừa đủ | 7 – 8 tiếng |
Sữa chua có vị chua rõ rệt, kết cấu đặc quánh | 9 – 12 tiếng |
Bước 6: Hoàn thành ủ sữa chua
- Sau thời gian ủ, bạn mở nắp nồi, kiểm tra xem sữa chua đã đông đặc chưa.
- Lấy thố sữa chua ra khỏi nồi, để nguội ở nhiệt độ phòng.
- Đậy kín nắp thố và bảo quản sữa chua trong ngăn mát tủ lạnh ít nhất 2 tiếng trước khi dùng. Sữa chua sau khi làm lạnh sẽ sánh mịn và hạn chế bị chảy nước.
- Bạn có thể thưởng thức sữa chua trực tiếp hoặc kết hợp với các loại trái cây tươi, granola, mật ong, siro… để tăng thêm hương vị.
Video hướng dẫn làm sữa chua bằng nồi nấu chậm Bear:
4 lưu ý cần nhớ để có mẻ sữa chua ngon như ngoài hàng
Lưu ý 4 mẹo dưới đây để thành quả sữa chua “handmade” sánh mịn chuẩn vị:
- Đun sữa tươi ấm 40 độ C rồi mới cho sữa chua cái: Trước khi pha sữa chua, bạn nên làm ấm sữa tươi đến khoảng 40 độ C. Đây là nhiệt độ lý tưởng để vi khuẩn có lợi trong sữa chua cái phát triển, giúp sữa chua lên men nhanh và đạt độ sánh mịn hoàn hảo.
- Chú ý nhiệt độ môi trường: Nhiệt độ môi trường là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình lên men của sữa chua. Nếu thời tiết lạnh, bạn có thể tăng thời gian ủ thêm 1 – 2 tiếng.
- Hạn chế mở nắp nồi trong quá trình ủ: Việc mở nắp nồi thường xuyên sẽ làm thay đổi nhiệt độ bên trong, ảnh hưởng đến quá trình lên men của sữa chua.
- Vệ sinh sạch dụng cụ đựng và làm sữa chua: Thố sứ, thìa khuấy cần được vệ sinh sạch sẽ trước khi sử dụng để tránh sữa chua bị nhiễm khuẩn, nhớt hoặc hỏng.
3 thắc mắc thường gặp khi tự làm sữa chua tại nhà
1. Tỷ lệ men cái và sữa tươi để làm sữa chua là bao nhiêu?
Tỷ lệ chuẩn đó là 1 lít sữa tươi và 100ml men cái. Tỷ lệ này đảm bảo men cái đủ để lên men toàn bộ lượng sữa, giúp sữa chua đạt được độ sánh mịn và vị chua tự nhiên.
2. Tại sao sữa chua bị rỗ và không mịn?
Sữa chua thành phẩm bị rỗ và không mịn là do khi trộn men cái vào và khuấy mạnh tay, dẫn đến tạo bọt khí. Vậy nên khi thêm sữa chua cái, hãy khuấy đều nhẹ tay và chỉ khuấy theo 1 chiều.
3. Làm sữa chua bằng sữa thực vật được không?
CÓ. Bạn hoàn toàn có thể làm sữa chua bằng sữa thực vật như sữa đậu nành, sữa hạnh nhân, sữa dừa, sữa óc chó… Tuy nhiên, do sữa thực vật có đặc điểm khác so với sữa động vật (không chứa lactose và ít protein hơn) nên quá trình làm sữa chua từ sữa thực vật cần điều chỉnh một số yếu tố để đạt được độ sánh mịn và lên men thành công.
- Sử dụng men cái không chứa sữa động vật
- Thêm gelatin, bột agar hoặc tinh bột bắp để tạo độ sánh mịn. Tỷ lệ 1-2g gelatin hoặc bột agar cho mỗi 500ml sữa.
- Nhiệt độ ủ lý tưởng là 40-43°C.
- Thời gian ủ từ 8-10 giờ để vi khuẩn lên men hoạt động hiệu quả.
- Không sử dụng sữa thực vật có đường vì có thể ảnh hưởng đến quá trình lên men.
Nồi nấu chậm Bear không chỉ nấu ăn ngon mà còn ủ sữa chua “siêu” đỉnh. Cách làm sữa chua bằng nồi nấu chậm Bear cũng thật dễ dàng. Chỉ cần vài bước đơn giản là bạn đã có món sữa chua sánh mịn chiêu đãi cả nhà. Bạn hãy tham khảo và làm theo nhé, chắc chắc sẽ rất ưng ý đó.