Để xác định được thời gian bắt đầu cho trẻ ăn dặm là một việc vô cùng khó khăn. Đối với mỗi trẻ sẽ có khả năng phát triển hệ tiêu hóa khác nhau. Vậy hãy cùng Sube tìm hiểu thêm khi nào cho bé ăn dặm là phù hợp nhất.
I. Khi nào cho bé ăn dặm là tốt nhất?
Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các gia đình có thể bắt đầu cho bé ăn dặm từ khi được tròn 6 tháng tuổi. Vì lúc này hệ tiêu hóa của bé mới phát triển tương đối hoàn chỉnh để hấp thu các thực phẩm khác sữa mẹ. Giai đoạn ăn dặm là giai đoạn để trẻ bổ sung vì nhu cầu năng lượng của bé khi này gia tăng rất cao. Nếu cơ thể trẻ không được cung cấp đủ dưỡng chất có thể ảnh hưởng tới khả năng phát triển.
II. Những nguyên tắc cho bé ăn dặm đúng cách
Có rất nhiều điều cần phải lưu ý khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm. Chính vì vậy bạn cần đảm bảo những nguyên tắc dưới đây để giúp trẻ thích ứng tốt nhất:
- Cho trẻ ăn dặm những thức ăn gần giống với sữa mẹ để giúp trẻ làm quen dần với những thực phẩm lạ. Bạn nên tuân thủ nguyên tắc ngọt – mặn trong thời gian đầu. Thông thường bột ngọt sẽ là lựa chọn đầu tiên vì mùi vị khá gần với sữa mẹ, rồi dần thay thế bằng bột mặn với nhiều thành phần dinh dưỡng hơn.
- Nguyên tắc ít – nhiều: Đây là nguyên tắc quan trọng giúp hệ tiêu hóa của bé thích ứng dần với lượng và thành phần thức ăn tốt hơn. Khi mới bắt đầu bạn chỉ nên cho trẻ ăn với lượng ít rồi tăng dần lên 10g bột, 10g rau xanh, 10g thịt, mỗi bữa để đảm bảo nhu cầu phát triển của trẻ.
- Nguyên tắc loãng – đặc: Đây là nguyên tắc giúp trẻ không bị “sợ” khi tiếp xúc với thức ăn mới và hệ tiêu hóa có thể thích nghi tốt hơn với thực phẩm phức tạp. Bạn nên sử dụng máy xay ăn dặm để giúp món cháo nhuyễn mịn hơn.
- Nguyên tắc không ép trẻ ăn: Khi trẻ không muốn ăn tiếp hoặc có hành động phản đối việc ăn dặm, bậc cha mẹ nên tạm ngưng trong từ 5 tới 7 ngày. Sau đó, gia đình mới nên tiếp tục luyện để tránh cho bé không bị căng thẳng.
III. Tổng hợp những thực phẩm cho bé ăn dặm
Để có thể phát triển tốt, trẻ cần được tiếp tục bú sữa mẹ hằng ngày ít nhất 3 – 4 lần và ăn từ 2 bữa bột cháo/ngày rồi tăng dần lên 3 – 4 bữa bột/ngày khi 1 tuổi. Lưu ý ngay từ khi tròn 6 tháng tuổi trẻ cần được ăn dặm đúng cách. Để dễ dàng trong việc định lượng cũng như tiện lợi hơn khi chế biến, bạn có thể sử dụng nồi nấu chậm để hỗ trợ. Tuy nhiên bạn cần cho bé ăn bột/cháo nấu và đảm bảo cân đối 4 nhóm thực phẩm sau:
- Nhóm chất bột đường: Đây là nhóm thực phẩm cung cấp năng lượng hàng ngày cho bé ăn dặm. Gia đình có thể nghiền cháo, khoai hoặc nấu bột yến mạch cho bé. Với trẻ trên 1 tuổi nên đa dạng thực đơn ăn dặm để tránh làm hiện tượng biếng ăn. Bạn nên chế biến các loại súp như súp khoai tây,… để tạo sự hào hứng, kích thích sự thèm ăn.
- Nhóm chất đạm: Một số thực phẩm giàu đạm dễ tiêu nên sử dụng khi trẻ mới ăn dặm được khuyến nghị như lợn, gà, lòng đỏ trứng gà,… Sau đó bạn có thể cho trẻ tập ăn thịt bò, cá, tôm, cua. Chất đạm đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của bé. Trong cơ thể, đây là chất cung cấp các axit amin thúc đẩy sự tăng trưởng, phục hồi tế bào. Nhưng các mẹ cần lưu ý không để bé ăn quá nhiều đạm vì sẽ dễ gây tổn thương hệ tiêu hóa chưa phát triển toàn diện của bé.
- Nhóm rau củ và trái cây: Nhóm này đóng vai trò cung cấp vitamin và một số khoáng chất, chất xơ hỗ trợ cho hệ tiêu hóa của bé. Những thực phẩm này còn bổ sung chất chống oxy hóa và khoáng chất giúp hệ miễn dịch của bé phát triển, phòng chống các bệnh về đường ruột. Tuy nhiên mọi người cần chế biến đúng cách để không làm mất chất dinh dưỡng hoặc ảnh hưởng tới đường tiêu hóa của bé. Còn đồi với những loại hạt, bạn có thể sử dụng những loại máy xay hạt chuyên dụng để đạt hiệu quả cao nhất.
- Nhóm chất béo: Ngoài khả năng cung cấp năng lượng, nhóm chất béo còn là thành phần của màng tế bào và mô não. Chất này đóng vai trò quan trọng là dung môi giúp các loại vitamin được hòa tan và hấp thụ vào cơ thể.
IV. Một số mẹo giúp bé làm quen với đồ ăn dặm
Không phải mọi trẻ đều dễ dàng thích nghi với việc ăn dặm. Vì vậy để việc ăn dặm của bé trở nên đơn giản bạn có thể tham khảo một vài mẹo nhỏ sau:
- Chế biến thức ăn từ lỏng đến đặc dần giúp bé thích nghi tốt hơn.
- Cho bé làm quen với việc dùng thìa ăn thay vì mút như trước đó.
- Tập cho trẻ ăn theo đúng bữa, vào các khoảng thời gian nhất định.
- Khi mới tập ăn, bé dễ gặp phải một số rắc rối về đường tiêu hóa, bạn có thể bổ sung thêm men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa khỏe mạnh, ổn định.
V. Lưu ý khi chế biến đồ ăn dặm cho bé
Trong quá trình chế biến đồ ăn dặm cho bé, bạn cũng cần để tâm tới một số vấn đề nhằm đảm bảo về mặt dinh dưỡng của các món ăn. Dưới đây là một vài lưu ý vô cùng hữu ích dành cho bạn:
- Nên thêm chút dầu ăn khi nấu món ăn dặm để bé dễ tiêu hóa, hấp thụ dinh dưỡng hơn.
- Khi bé chưa tròn 1 tuổi bạn chưa nên thêm gia vị hay nước mắm vào món ăn.
- Nguyên liệu làm thức ăn cho bé cần được đảm bảo độ sạch và an toàn. Nếu sử dụng tôm, cá bạn cần loại bỏ hết xương hoặc vỏ cứng tránh làm trẻ bị thương.
- Những dụng cụ làm bếp và đồ đựng thức ăn của trẻ cần được vệ sinh sạch sẽ. Thức ăn sau khi nấu nên cho bé ăn ngay trong 2 giờ đầu, không để vi khuẩn xâm nhập.
- Nếu nhận thấy có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có được những hướng dẫn chuẩn xác nhất.
- Bạn cần đảm bảo về nguồn nước sử dụng để nấu cháo cho trẻ. Việc sử dụng bình thủy điện để loại bỏ cặn và khử Clo rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe cho trẻ.
Bài viết trên đã chia sẻ tới bạn về việc khi nào cho bé ăn dặm và những điều cần thiết để quá trình ăn của bé được đảm bảo. Qua đó mong rằng bạn sẽ có thêm những kinh nghiệm, tham khảo để đồng hành cùng bé trong quá trình phát triển.